Du lịch Nhật Bản: khám phá núi Phú Sĩ – biểu tượng của đất nước Nhật Bản

29/06/2016
1013 lượt xem

Nhắc đến đất nước Nhật Bản chắc chắn bạn sẽ nghĩ ngay đến hoa anh đào và núi Phú Sĩ, đây là ngọn núi cao nhất tại Nhật Bản nổi tiếng với thiên nhiên hùng vĩ và có ý nghĩ tinh thần to lớn làm nên văn hóa truyền thống của Nhật Bản.

Hiện tại, ngọn núi này đã không còn hoạt động nữa tạo nên vô số bài thơ ca ngợi cũng như tranh in bản gỗ nổi tiếng qua nhiều thập kỷ, biểu tượng hùng vĩ cho đất nước và con người Nhật Bản.

???????????????

Biểu tượng của đất nước Nhật Bản- núi Phú Sĩ vào mùa thu

Những du khách muốn chinh phục đỉnh ngọn núi lửa cao 3.776 mét này phải đóng góp “tự nguyện” 1.000 yên (10 đô la). Khách du lịch sẽ được trao huy hiệu xác nhận đã leo lên núi Phú Sĩ. Số tiền đóng góp dành vào việc tu bổ nhà vệ sinh, nơi nghỉ ngơi, giải quyết các vấn đề môi trường tại vùng xung quanh đỉnh núi.

Có nhiều ý kiến khẳng định núi Phú Sĩ Nhật Bản tuy đang ngủ nhưng là một ngọn núi lửa hoạt động. Đợt phun trào cuối cùng xảy ra vào năm 1708. Mỗi năm có khoảng 400 nghìn người leo lên ngọn núi đã được đưa vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO.

Trước khi tiến hành theo tua leo núi Phú Sĩ, bạn cần rèn luyện và đảm bảo thể lực thật tốt. Leo núi Phú Sĩ được coi là tua nặng nhất trong các tua du lịch tại Nhật Bản, chỉ khoảng 30% số người tham gia có thể lên tới đỉnh. Những người leo núi thường bắt đầu hành trình từ buổi chiều để sáng hôm sau được ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc từ trên đỉnh Phú Sĩ.

Giày sử dụng cho việc leo núi cần phải đi quen chân, đế bằng và độ ma sát cao, dễ cử động, chắc chân. Khi thực hiện leo, bạn nên mang vớ mỏng (không nên đi vớ ni-lông), mềm thấm mồ hôi và một đôi vớ dài bên ngoài trùm lên quần tránh bị côn trùng cắn. Khi mang hai đôi vớ như vậy giảm được độ cọ của giày và chân, tránh làm phồng rộp da chân.

kham-pha-nui-Phu-Si-Nhat-Ban-1

Biểu tượng của đất nước Nhật Bản- núi Phú Sĩ vào mùa đông

Bạn nên mua thêm một đôi găng tay len, độ ma sát cao. Trong trường hợp thời tiết xấu, trời mưa, nên chuẩn bị thêm găng tay ni-lông hoặc găng tay không thấm nước để phục vụ cho việc leo núi được thành công.

Lựa chọn trang phục leo núi cẩn thận, đặc biệt là quần dài vừa phải, tuyệt đối không mặc quần jean hay quần vải mỏng, không mặc quần bó. Nên mặc áo thun rộng vừa phải, thấm mồ hôi. Khi dừng lại nghỉ ngơi, bạn nên mặc ngay áo ấm vào tránh trúng gió. Trang bị thêm áo mưa không chỉ che mưa, còn khá quan trọng trong việc chống gió và chống rét. Bạn cũng nên chuẩn bị một chiếc khăn mặt đủ dày quấn quanh cổ và thắt nút. Khăn vừa có tác dụng lau mồ hôi vừa có giữ ấm cho cổ, giữ nước và chống cháy nắng vùng gáy.

Nên chuẩn bị thêm gậy, đèn pin, bình oxy (những thứ này có thể mua được ở trạm thứ 5). Nên mua loại đèn đội trên đầu thì sẽ đỡ được việc cầm ở tay, leo trèo sẽ dễ dàng hơn. Lúc mệt, trên núi cao gặp không khí loãng, dùng bình oxy sẽ rất nhanh chóng lấy lại sức. Nếu không ngủ lại ở các nhà trọ ở các trạm thì nên mang theo túi ngủ.

Chúc bạn có một chuyến du lịch ý nghĩa tại Nhật Bản!